1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: okmen.edu.vn | batdongsan24h.edu.vn | aiti.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Tập đoàn TH True milk liệu có đi cửa sau để vay BacA Bank?

* Diễn đàn SEO Rao Vặt, SEO Bất Động Sản Online Việt Nam
* baophuc.vn Cong ty cửa tự động tại Tp HCM
* Báo giá, thi công, lắp đặt cổng tự động tại Tp HCM
* Phân phối,lắp đặt cổng trượt tự động BFT
* Thi công cửa cổng tự động nhập khẩu chính hãng
* Chuyên cửa bệnh viện Nabco - Nhật Bản
* Báo giá Trọn gói Thi công Cửa Tự Động
* Okmen Diễn Đàn SEO Online Việt Nam Luôn Luôn Chia Sẻ
* Theo dõi Chuanmen.edu.vn trên Google News

Thảo luận trong 'Cho Thuê - Bán Nhà' bắt đầu bởi mrbjnhxxx12, 20/4/19.

Tags:
  1. mrbjnhxxx12
    Offline

    mrbjnhxxx12 admin

    Mọi người cũng biết về quan hệ của Công ty TH với BacA Bank rất gần gũi. Tuy nhiên, các hoạt động giao dịch tín dụng của công ty TH được BacA Bank đang góp vốn bao nhiêu thì chưa minh bạch, khách hàng gửi tiền vào hệ thống bắc á bank này có quyền được biết?



    Lo ngại lỗ và các khoản nợ

    Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (TH True Milk) được biết đến là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sữa thương hiệu TH True Milk. Ra đời năm 2009, đến năm 2012, bà Thái Hương – Chủ tịch tập đoàn TH từng tự tin phát biểu TH True Milk là “không có đối thủ”. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, TH True Milk vẫn chìm trong nợ và lỗ. Theo giới đầu tư, đây có thể là lực cản chính đối với tham vọng lớn của công ty này.

    TH True Milk đang có lỗ lũy kế khá lớn, từ năm 2014 là 1.600 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 3.800 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017 lỗ lũy kế là 1.095 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào kết quả kinh doanh năm 2017 tốt.

    Báo cáo tài chính năm 2016 của TH nhấn mạnh: “Khả năng trả nợ của công ty phụ thuộc vào khả năng công ty có thể huy động thêm các khoản vay để tài trợ cho hoạt động của công ty nhằm giúp công ty có thể thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn”.

    Theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH, tại thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu của TH là 2.385 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn cổ phần của công ty này lên tới 3.800 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, vốn sở hữu của TH đã “âm” tới 1.415 tỷ đồng, tương ứng 37% vốn góp cổ đông.

    Thời điểm cuối năm 2015, nợ phải trả tại TH True Milk lên tới 8.152 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu. Đến 31/12/2016, tổng nợ phải trả của TH True Milk dù giảm nhưng vẫn lên tới 7.621 tỷ đồng.
    Trong các năm 2014, 2015 và 2016, TH True Milk lần lượt phải trả nợ là 590 tỷ đồng, 515 tỷ đồng và 564 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận của các năm này chỉ là 27 tỷ đồng, 58 tỷ đồng và 130 tỷ đồng.

    Tính đến 31/12/2016, TH True Milk vay các ngân hàng, tổ chức, cá nhân gần 5000 tỷ đồng. Nợ dài hạn, đáo hạn vào các năm 2018, 2019, 2021 lần lượt là 2000 tỷ đồng, 600 tỷ đồng, hơn 1.700 tỷ đồng và có xu hướng ngày càng tăng. Lãi suất các khoản vay cũng cao hơn mặt bằng chung khá nhiều do đó khả năng TH True Milk sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

    Về cơ cấu nợ, TH True Milk vay xấp xỉ 20% nợ ngắn hạn nên áp lực lên dòng tiền là tương đối lớn. Việc sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn cho các tài sản dài hạn nên khả năng thanh khoản của TH True Milk là khá thấp.

    Báo cáo tài chính năm 2016 của TH nhấn mạnh: “Khả năng trả nợ của công ty phụ thuộc vào khả năng công ty có thể huy động thêm các khoản vay để tài trợ cho hoạt động của công ty nhằm giúp công ty có thể thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn”.

    Được biết, năm 2016, BacA Bank đã cho TH True Milk vay gần 500 tỷ đồng. Đây là khoản vay từ một bên liên quan, không có tài sản đảm bảo, chịu lãi suất 5-7%/năm.

    Nhưng trên thực tế, số tiền từ BacA Bank- “người nhà” trong tập đoàn TH “bơm” cho TH True Milk và các công ty của tập đoàn này không dừng ở đó. Theo điều 127 Luật tổ chức tín dụng năm 2010, do BacA Bank thuộc tập đoàn TH nên ngân hàng này không thể cho các doanh nghiệp thuộc TH vay quá 5% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đang có dấu hiệu BacA Bank “lách luật”.

    Đó là việc Công ty CP Logistic (địa chỉ số 166 Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An) đã được BacA Bank liên tục “bơm vốn” lên tới gần 1000 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty Logistic SC đang nợ ngân hàng Bắc Á số tiền tương đối lớn 914.967 triệu đồng, phần lớn thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn: 41.891 triệuđồng. Đáng chú ý, địa chỉ này cũng là trụ sở Công ty CP chuỗi thực phẩm TH?

    Cụ thể, ngày 29/9/2017, BacA Bank ký hợp đồng tín dụng với Công ty CP Logistic SC khoản vay có giá trị hợp đồng 8.620.400.000 (VND). Số hợp đồng tín dụng là: 6660000124693. Với tài sản đảm bảo là: Toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng THM-DN2017/0025 tháng 1/2017 và Hợp đồng 001/2015/LSC-HĐDV ngày 01/09/2015.

    Không dừng lại tại đó, vẫn trong ngày 29/09/2017, hợp đồng thứ 3 được BacA Bank tiếp tục ký với công ty cổ phần Logistic SC khoản vay có giá trị hợp đồng 200.259.000.000 (VND). Số hợp đồng là: 6660000124692. Với tài sản đảm bảo là: Thế chấp bằng toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng số 001_2015/THFC-LSC ngày 15/12/2016.

    Ngay tại thời điểm ngày 17/12/2018, BacA Bank ký hợp đồng tín dụng số 6660000179628 với tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng giữa Công ty CP Logistic SC với ba công ty là Công ty CP thực phẩm sữa TH, Công ty CP sữa TH và Công ty CP chuỗi thực phẩm TH.

    Như vậy, hầu hết các công ty con, công ty liên quan trong tập đoàn TH đã được ký kết hợp đồng với với công ty CP Logistics SC và các hợp đồng này được mang đi thế chấp tại ngân hàng BacA Bank?

    Khoan hãy nói về mục đích vay vốn của công ty CP Logistics SC là gì. Nhưng theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH True Milk, Logistic SC cho đơn vị này vay 53 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm kéo dài đến năm 2018. Đây là một mức lãi “không tưởng” khi công ty CP Logistics SC đang nợ hơn 900 tỷ đồng tại BacA Bank.

    Đến đây, chúng ta có thể hình dung ra một quy trình: BacA Bank đã rất vô tư “bơm vốn” cho công ty Logistics SC hơn 900 tỷ đồng dù cho tài sản công ty này được đánh giá chỉ khoảng 100 tỷ đồng. Có được tiền, công ty này lại “bơm” cho các công ty thuộc tập đoàn TH vay với lãi suất hết sức “ưu đãi”. Đồng vốn “khủng” trên được hạch toán vào sự tăng trưởng của TH được cho là không làm tăng giá trị của tập đoàn này cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro?

    Vấn đề đặt ra: BacA Bank đang cho vay vượt trần tín dụng? Việc sử dụng vốn vay của công ty Logistics SC là đang sai mục đích? Có bao nhiêu pháp nhân giống như công ty CP Logistics SC? Và BacA Bank đã giải ngân bao nhiêu hợp đồng kiểu “quay vòng pháp nhân” như trên? Từ đây, lại một lần nữa dấy lên lo ngại về tính minh bạch giữa các “Công ty sinh thái” trong cùng một tập đoàn. Vấn đề này xin dành câu trả lời cho bà chủ tập đoàn TH.
     

    Lưu ý: Vui lòng đăng đúng chuyên mục để tránh bị ảnh hưởng khi bài viết bị xoá. Đồng thời bài viết nên có nhiều bình luận càng tốt để tránh ảnh hưởng vì vi phạm DMCA nếu sử dụng nội dung gốc.
    Nguồn: chuanmen.edu.vn

    Phụ trách truyền thông

    Công ty TNHH Thiết Bị Tự Động Bảo Phúc

    Hệ thống backlink miễn phí 70/500 tên miền edu.vn - Đăng ký ngay khi còn mở GET BACKLINK

Chia sẻ trang này