1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: okmen.edu.vn | batdongsan24h.edu.vn | aiti.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Vị trí, việc làm trong ngành HR

* Diễn đàn SEO Rao Vặt, SEO Bất Động Sản Online Việt Nam
* baophuc.vn Cong ty cửa tự động tại Tp HCM
* Báo giá, thi công, lắp đặt cổng tự động tại Tp HCM
* Phân phối,lắp đặt cổng trượt tự động BFT
* Thi công cửa cổng tự động nhập khẩu chính hãng
* Chuyên cửa bệnh viện Nabco - Nhật Bản
* Báo giá Trọn gói Thi công Cửa Tự Động
* Okmen Diễn Đàn SEO Online Việt Nam Luôn Luôn Chia Sẻ
* Theo dõi Chuanmen.edu.vn trên Google News

Thảo luận trong 'Dịch Vụ Khác' bắt đầu bởi HRchannels, 17/10/21.

  1. HRchannels
    Offline

    HRchannels admin

    Bạn đã bao giờ nghe tới HR hay nhìn thấy cụm từ viết tắt này? Vậy HR là gì? Trong ngành HR có những vị trí gì? Công việc của những vị trí này là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

    HR là gì?
    HR (human resources hoặc human resource) được hiểu đồng thời là những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến nhân lực trong một doanh nghiệp. Những nhiệm vụ này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luận, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.

    [​IMG]

    Xem thêm >>> Lý do bạn nên chọn nghề nhân sự và Việc làm HR

    Các vị trí công việc trong ngành HR
    Dưới đây là những vị trí công việc phổ biến trong ngành HR. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi tuy theo quy mô nhân lực và nhu cầu công việc của doanh nghiệp.

    1. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
    Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong ngành HR. Đây là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.

    Vị trí giám đốc nhân sự thường xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn.

    Xem thêm >>> 7 nhiệm vụ chính của một giám đốc nhân sự

    2. Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
    Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.

    3. Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)
    Vị trí quản trị hành chính – nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi có nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự. Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính – nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.

    4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
    Giống như tên gọi, vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.

    5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
    Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.

    6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
    Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động.

    [​IMG]
    Xem thêm: Chức năng của trưởng phòng nhân sự (HR Manager) là gì?

    Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
    Nhìn chung, bộ phận HR trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến nguồn nhân lực. Đó là những nhiệm vụ chính sau đây.

    Xem thêm >>> 10 điều phòng nhân sự thực hiện cho nhân viên công ty

    1. Giải quyết các vấn đề về nhân sự hiện tại
    Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp thực hiện việc giám sát các công việc thường ngày của nhân viên trong doanh nghiệp; giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, các khoản đầu tư của nhân viên. Họ thực hiện việc xây dựng các chính sách nhân sự, các chương trình phát triển lợi ích và chăm sóc sức khỏe của nhân viên. Họ chính là đầu mối liên lạc khi có các tai nạn, thương tích không may xảy ra đối với người lao động trong doanh nghiệp.

    Nhân viên nhân sự cũng là người giải quyết khi có xung đột xảy ra giữa các nhân viên cũng như giữa nhân viên và người quản lý.

    2. Tuyển dụng nhân sự mới
    Một trong các nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là thực hiện việc tuyển dụng nhân sự mới, bao gồm đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng, tổ chức phỏng vấn đánh giá ứng viên, và lựa chọn ứng viên phù hợp.

    3. Quản lý quy trình nghỉ việc
    Không chỉ giải quyết các vấn đề nhân sự hiện tại và nhân sự mới, bộ phận nhân sự còn thực hiện xử lý quy trình nghỉ việc khi có nhân viên bị buộc thôi việc hoặc chủ động xin dừng hợp đồng. Họ xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng, bảo hiểm, các vật phẩm và tài liệu cần bàn giao.

    [​IMG]
    Xem thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn giám đốc nhân sự chuyên sâu nhất


    4. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
    Bộ phận HR khuyến khích, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực và năng suất làm việc của nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

    Sự thay đổi trong ngành nhân sự
    Quản lý nguồn nhân lực bao gồm việc thực hiện các cách tiếp cận nhằm quản lý con người cũng như môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp.

    Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là đảm bảo nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp – nhân lực – được hỗ trợ một cách đầy đủ thông qua các quy định, chính sách, chương trình phù hợp. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm duy trì một môi trường làm việc tích cực thông qua việc kết nối hiệu quả giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

    Ở thời điểm hiện tại, bộ phận nhân sự không còn chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính truyền thống. Họ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo mang lại lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Người làm HR cần nhìn nhận bản thân là những người làm kinh doanh chuyên về mảng nhân sự, thay vì là những người làm nhân sự cố vấn cho hoạt động kinh doanh. Họ cần hiểu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng sử dụng ngôn ngữ kinh doanh nhằm đánh giá được những ảnh hưởng của các mục tiêu kinh doanh.
     

    Lưu ý: Vui lòng đăng đúng chuyên mục để tránh bị ảnh hưởng khi bài viết bị xoá. Đồng thời bài viết nên có nhiều bình luận càng tốt để tránh ảnh hưởng vì vi phạm DMCA nếu sử dụng nội dung gốc.
    Nguồn: chuanmen.edu.vn

    Phụ trách truyền thông

    Công ty TNHH Thiết Bị Tự Động Bảo Phúc

    Hệ thống backlink miễn phí 70/500 tên miền edu.vn - Đăng ký ngay khi còn mở GET BACKLINK

Chia sẻ trang này